Home / TƯ VẤN NHÀ ĐẤT / Phát triển các thị trấn là bước chuyển để Yên Định trên đường lên Thị xã

Phát triển các thị trấn là bước chuyển để Yên Định trên đường lên Thị xã

Hiện nay, huyện Yên Định của Tỉnh Thanh Hóa có 4 thị trấn. Đó là huyện lỵ Quán Lào, thị trấn Thống Nhất, thị trấn Quý Lộc, Thị trấn Yên Lâm. Đây là một trong ba huyện có nhiều thị trấn nhất Việt Nam. Tương lai huyện Yên Định có thêm hai thị trấn nữa. Tuy nhiên để trở thành thị xã thì vùng nghèo Yên Định còn phấn đấu lâu dài. 

Không kinh tế – phế đô thị

Câu chuyện thành thị hay thị thành là câu chuyện phân biệt Phương Đông và Phương Tây. Phương Tây thì đô thị xuất thân là Thị thành. Có nghĩa là nơi tập trung dân cư, buôn bán rồi vươn lên thành thị trấn, thành phố. Còn Phương Đông thì đô thị xuất phát từ Thành thị. Có nghĩa là nơi tập trung hành chính, tập trung công chức, người dân phải lui tới. Sự tập trung đó thúc đẩy lên đô thị là những huyện lỵ, thành đô. 

Trước đây, chuyện thành thị, thị thành của huyện Yên Định cũng mang đặc trưng Phương Đông. Đó là nơi nào tập trung hành chính, nơi đó là đô thị. Ban đầu, trung tâm huyện đóng ở Kiểu thì nơi đây là thị trấn. Nhưng khi huyện mở rộng, sát nhập thêm các xã của Thiệu Hóa, lập huyên Thiệu Yên thì huyện lỵ đã di chuyển. Một phần của xã Định Tường được tách ra làm huyện lỵ, lập ra thị trấn Quán Lào. Lúc này, thị trấn Kiểu bị bỏ rơi. Khi mất vai trò huyện lỵ thì Kiểu tù thị trấn rơi xuống thành một thôn phố của xã Yên Trường. 

Từ đây, chúng ta thấy một thực tế rằng: đối với các đô thị xưa chỉ mang vai trò gượng ép là trung tâm hành chính. Nếu thoát khỏi vai trò là trung tâm hành chính thì đô thị cũng mất và chuyển xuống thành một thôn, một xã. Đây là thực tế chung của nhiều thị trấn huyện lỵ ở các vùng nông thôn. Trước đây, nhiều thị trấn của huyện, thị xã của tỉnh cũng mất vai trò đô thị ban đầu và xuống cấp. Ngược lại, nhiều nơi trung tâm hành chính được vận động và gượng ép lên thành đô thị. Đúng là thời đại kim tiền = có tiền mới lên đô thị, không tiền đô thành bị phế.

Vươn lên thành thị trấn nhờ kinh tế mạnh

Hiện nay, huyện Yên Định có thêm 3 thị trấn va đang quy hoạch thêm 2 thị trấn nữa. Điểm chung của các thị trấn này là có tiềm lực kinh tế mạnh. Các vùng này có đóng góp về thuế nhiều, góp phần phát triển và kéo cả huyện đi lên. 

Thị trấn Nông Trường

Thị trấn thứ 2 của huyện Yên Định là Thống Nhất. Nơi đây được công nhận thị trấn là nhờ nền tảng Nông trường Thống Nhất xưa. Ở đây có kinh tế nông trường từ cây công nghiệp như cao su, mía đường, dứa (thơm) … Khi Nông trường Thống Nhất giải thế thì phần tập trung dân cư, tập trung kinh tế nhất được quy hoạch lại thành thị trấn Thống Nhất. Dân ở đây có thu nhập lượng lớn từ kinh tế nông trường. Đa số người dân ở đây đa phần được hưởng lương hưu của nhà nước. Thị trấn Nông trường đảm bảo kinh tế cho cả vùng chuyển tiếp của huyện Yên Định – Ngọc Lặc và Thọ Xuân của Nông trường Thống nhất xưa. 

Thị trấn Quý Lộc – trung tâm nông nghiệp tập trung của huyện

Thị trấn thứ 3 được quy hoạch là Quý Lộc. Đất Quý Lộc trước đây hợp nhất từ hai xã Yên Quý và Yên Lộc nên có đất rộng mênh mông. Nơi đây có đất bãi, đất đồng bằng phẳng, trù phú do nằm cạnh và được bồi đắp phù xa từ Sông Mã. Xã Quý Lộc xưa đã phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung nhờ đất ruộng rộng và tốt để trồng lúa. Có đất bãi bồi ven sông Mã lớn, bằng phẳng để trồng ngô, hoa màu. Nơi đây cũng phát triển kinh tế chăn nuôi tập trung với các trang trại nuôi lợn, vịt gà lớn nhất của huyện Yên Định và của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, xã Quý lộc cũng có kinh tế công nghiệp khai thác đá núi. Đây là những nguồn tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thịnh vượng cho dân trong xã và vùng xung quanh của Quý Lộc. Đóng góp kinh tế từ Thuế của Quý Lộc cũng nổi bật. Đây là xã đóng góp ngân sách cho nhà nước giữa những xã còn phải cần hỗ trợ ngân sách nhà nước. Phần thưởng cho đóng góp của Quý Lộc là được nhà nước lập hẳn bản đồ quy hoạch lên thị trấn. 

Thị trấn Yên Lâm – Nỗ lực của xã kinh tế công nghiệp đá

Sự vươn lên thành thị trấn của Yên Lâm là nỗ lực vận động kinh tế nội lực. Trước đây, Yên Lâm là một xã miền núi nghèo có cư dân người dân tộc Mường sinh sống. THời trước người dân sống rất khó khăn, thiếu ăn vì xã nhiều núi, ít thuận lợi cho trồng lúa. Dân chủ yếu trồng sắn, trồng ngô nhưng đường xá không thuận tiện nên hạn chế việc buôn bán. 

Thời thế thay đổi khi chính bất lợi núi đá tạo thành đòn bẩy kinh tế của xã. Đá núi được các doanh nghiệp thầu khai thác đá công nghiệp. Việc khai thác này tạo các loại đá hoa cương xây dựng, đá làm đường, đã mỹ nghệ … cung cấp cho tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh khác. Việc khai thác tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân xung quanh xã. Đồng thời đóng góp ngân sách thuế khá lớn cho ngân sách. Lợi thế kinh tế giúp xã có thể phát triển kinh tế khác kênh mương nội đồng nông nghiệp, phát triển giao thông… 

Đến năm 2020, xã Yên Lâm đạt được rất nhiều tiêu chí để nâng cấp từ xã lên thị trấn của một huyện. Xã Yên Lâm cũng huyện Yên Định nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để nâng cấp lên thị trấn. Như vậy, Yên Lâm cùng với Vĩnh Lộc, Thống Nhất tạo thành dãi đô thị phía Tây của huyện Yên Định. Đây là điều bất ngờ nhưng cũng là giá trị xứng đáng của các khu vực này.

Thị trấn Quán Lào – mở rộng được nhờ kinh tế công nghiệp

Trước đây, Quán Lào là thị trấn nhờ là huyện lỵ. Dần dần sự tập trung hành chính, trường học, dân cư … cũng thành thị trấn sầm uất. Nhưng gần 10 năm trở lại đây đô thị này phát triển mạnh và được mở rộng gấp 3 lần hiện trước nhờ và kinh tế công nghiệp. 

Huyện Yên Định cho phép mở các nhà máy, xí nghiệp quanh thị trấn để tạo công ăn việc làm, tận dụng diện tích đất không hiệu quả để phát triển kinh tế. Ban đầu là các nhà máy gạch để tận dụng đất bãi trũng không hiệu quả. Sau đó, thu hút các công ty nước ngoài về đầu tư, mở nhà máy ở vùng ruộng trống ở xã Định Liên bên cạnh thị trấn. Các nhà máy này được mở rộng thành cụm công nghiệp với các nhà máy,  công ty làm hiệu quả. Nó tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người của huyện Yên Định và các huyện lân cận như Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thiệu Hóa … Người dân các huyện này không phải bôn ba đi làm ăn xa mà ở nhà cũng có công việc, thu nhập hiệu quả gấp 4 – 5 lần làm ruộng.

Sự phát triển kinh tế công nghiệp tạo thu nhập bền vững cho người lao động. Nhờ vậy mà phát triển dân cư, đô thị các xã quanh thị trấn lên sầm uất hơn. Đóng góp ngân sách cũng tăng cao giúp phát triển kinh tế, xã hội của huyện lên rất nhiều. Nhờ vậy mà thị trấn Quán Lào cũng mở rộng, sát nhập tất cả xã Định Tường cũ. Các tuyến đường chuẩn đô thị cũng mở rộng ra các xã xung quanh.

Tương lai cụm công nghiệp được mở rộng thành khu công nghiệp huyện Yên Định. Động lực kinh tế sắp tới cũng góp phần phát triển thị trấn hơn nữa. Có thể sát nhập thêm một phần hay toàn bộ hai xã Định Long, Định Liên vào thị trấn để thành đô thị khổng lồ. Nhưng theo tôi, nếu có sẽ thành lập đô thị loại 4 mở rộng ra các xã xung quanh. Đạt đô thị loại 4 mở rộng mới là bước chuyển tiếp lên thị xã. Tuy nhiên, đạt được cấp độ đó phải 10 năm nữa, từ năm 2030 trở đi. 

Thị trấn Kiểu – sống lại đô thị bị bỏ rơi

Theo quy hoạch huyện Yên Định tới năm 2030, toàn bộ xã Yên Trường mới được quy hoạch lên thị trấn. Khi đất đai được đánh dấu là đất đô thị, thì xã việc lập đô thị mới của xã Yên Trường sẽ sớm thôi, chừng năm 2025. 

Xã Yên Trường bây giờ là nơi xứng đáng lên thị trấn nhất của huyện. Yên trường là nơi trung tâm kinh tế của huyện. Thị trấn kiểu xưa là đô thị ven sông, trung tâm của huyện Yên Định. Nơi đây tập trung kinh tế buôn bán của vùng trung và phía Tây của huyện. Đồng thời ảnh hưởng kinh tế sang các xã của huyện Vĩnh Lộc bên cạnh thông qua Cầu Kiểu. Người Dân xã Yên Trường cũng làm kinh tế kinh doanh, buôn bán từ lâu. Dân xã Yên Trường cũng đón đầu phát triển nông nghiệp thị trường, phục vụ khu vực xung quanh. Tuy nhiên đóng góp kinh tế và điều kiện tiêu chuẩn vẫn chưa đủ để lên thị trấn.  

Từ năm 2020, xã Yên Bái sát nhập toàn bộ vào Yên Trường. Tiến trình lên thị trấn cũng bị dừng nhịp lại một bước do điều kiện kinh tế, xã hội của xã Yên Bái thấp hơn hẳn so với các thôn khác của xã Yên Trường cũ. Nhưng sự phát triển kinh tế công nghiệp, người dân chuyển từ nông dân bấp bênh sang công nhân có thu nhập đều đặn hàng tháng. Nông nghiệp cũng chuyển dần sang phát triển theo hướng thị trường, hiệu quả hơn. Kinh tế phát triển cho phép người dân xã Yên Trường mới phát triển mạnh hơn. Xây dựng nông thôn mới, phát triển giao thông, đóng góp ngân sách, xã hội cũng được tăng cao.

Theo quy hoạch, xã Yên Trường phát triển cụm công nghiệp, trung tâm thương mại … là điều kiện để xã Yên Trường nâng cấp lên thị trấn Kiểu trong những năm tới. So với các xã xung quanh như Yên Thọ, Yên Phong .. thì nơi đây xứng đáng nhất, là trung tâm kinh tế, chuyển tiếp giao thông của cả tỉnh thanh Hóa đi qua huyện Yên Định.

Thị trấn Định Tân – đô thị đã được quy hoạch của huyện 

Định Tân là xã ven sông của huyện Yên Định, tiếp giáp huyện Vĩnh Lộc qua cầu Hoành. Trước đây Định Tân là xã nông nghiệp ven đê Sông Mã, xa trung tâm nên kinh tế không có gì nổi bật. Nhưng từ khi cầu Hoành được xây dựng thì kinh tế của xã và cả khu vực ven sông nổi bật lên. Xã Định Tân có điều kiện phát triển giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hơn hẳn.

Các tuyến xe từ các huyện, vùng phía Tây của Thanh Hóa ra Bắc hướng Quốc lộ 1A đều đi tắt qua cầu Hoành. Vì vậy huyện và tỉnh đã mở các tuyến giao thông để phục vụ cho yêu cầu này. Dân cư các xã của Vĩnh Lộc cũng qua huyện Yên Định buôn bán, đi làm các nhà máy, xí nghiệp qua xã, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ.

Do thuận lợi giao thông, dịch vụ mà cư dân các nơi cũng chuyền dần về sinh sống các tuyến đường mới qua xã. Qua đó hình thành các khu dân cư mới chuẩn đô thị. Xã Định Tân cũng được quy hoạch mở cụm công nghiệp Định Tân để thu hút đầu tư các nhà máy, công ty. Đây là bước đón đầu, tạo công ăn việc làm cho các xã dọc sông Mã của huyện Yên Định và các xã bên sông của huyện Vĩnh Lộc. 

Hiện nay, nội lực kinh tế của địa phương này cũng phát triển mạnh. Dân cư chuyển dân từ nông dân sang làm công nhân nhà máy với thu nhập cao, ổn định hơn. Kinh tế nông nghiệp cũng chuyển từ thâm canh tự cấp sang trồng cây, con theo hướng thị trường, tạo hiệu quả hơn về kinh tế. Xã Định Tân đang là nơi phát triển mạnh hơn về xây dựng nhà ở, các công ty, trang trại. Đồng thời giao thông kết nối liên huyện, liên xã giao thông nông thôn cũng được nâng cấp, ngày càng tiến sát với tiêu chuẩn đô thị. 

Theo quy hoạch phát, xã Định Tân lên thị trấn trong giai đoạn cuối năm 2030, tầm nhìn 2050 của huyện Yên Định.

Hiện nay, đang có sự ganh đua của các xã trong khu vực để lên thị trấn như xã Yên Phong, xã Yên trung, xã Yên Tâm, xã Định Bình… Ở các xã này cũng đang đầu tư mạnh về đường giao thông, xây dựng các khu dân cư, phố thị để dần tiến tới đạt chuẩn thị trấn. Tuy nhiên các xã này có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên nguồn lực còn lưng chừng. Nhưng mọi thức sẽ được khỏa lấp nếu xã đó mạnh về kinh tế.

Để lên thị xã được, thì huyện phải có nhiều đo thị nhỏ làm nền tảng. Đến năm 2025, huyện có 5 thị trấn. Đến năm 2030 tương lai có 6. Nhưng huyện Yên Định có tới 26 đơn vị hành chính. Muốn lên thị xã, phải có ít nhất 50% các xã đật tiêu chuẩn đô thị. Đến năm 2030 Tương lai các xã quanh thị trấn Quán Lào đủ tiêu chuẩn đô thị như: Định Liên, Định Long, Định Bình, Định Hưng… Như vậy mới có 10 đơn vị. Rất cần sự vươn lên của các xã giàu có, đông dân cư khác như Yên Phong, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Tâm… Cơ chừng phải phấn đầu dài dài, ngoài năm 2030. 

Kết luận, để phát triển đô thị huyện Yên Định từ các xã thành thị trấn đến nâng cấp cả huyện lên thị xã còn dài lắm. Tất nhiên, người dân có quyền ước mơ. Mơ đi mà phấn đấu. . 

 

About Trịnh Đình Tý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *